Tìm hiểu ý nghĩa của tượng thờ tứ phủ
Có phải bạn đang băn khoăn thắc mắc tượng thờ tứ phủ bao gồm những ai và các vị thần này sẽ được thờ như thế bạn. Dưới đây đồ thờ Đăng Năng sẽ chia sẻ cho bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Tượng thờ tứ phủ quan hoàng gồm những ai và có nguồn gốc ra sao?
Tượng thờ tứ phủ cao cấp quan hoàng hay tứ phủ ông hoàng/tứ phủ thánh hoàng còn được gọi là thập vị quan hoàng vốn là các hoàng tử được quy về làm con vua Bát Hải động đình. Đây là các vị thánh nam thuộc về các phủ: thiên, điạ, thoải, nhạc. Nguồn gốc về sự xuất hiện của các vị thần này có liên hệ mật thiết với các danh tướng cũng như những nhân vật lịch sử có công dẹp giặc cứu nước. Hoặc cũng có khi đó là những người khai sáng, mở mang quê hương, đất nước.
Tin tức liên quan: Tìm hiểu về tượng thờ tam phủ
Thập vị quan hoàng được gọi tên theo thứ tự lần lượt là:
Ông hoàng Cả: trong trang phục áo màu đỏ tượng trưng cho Thiên Phủ và được đặt ở hàng trên bên phải trên điện thờ.
Ông hoàng Đôi tương truyền là người Mán có công lớn trong việc diệt giặc cứu nước (cùng với ông hoàng Bảy dưới thời vua Lê) nên được nhân dân tôn sùng và thờ cúng. Ông là vị thánh hoàng thuộc nhạc phủ và trong thần điện cũng như nghi lễ hầu đồng Ngài ngự áo màu xanh lá.
Ông hoàng Bơ hay hoàng Ba còn được gọi là ông hoàng Bơ thoải (hay thánh hoàng thuộc Thoải phủ). Trong thần điện và nghi lễ hầu đồng, Ngài ngự màu áo trắng của Thoải cung.
Ông hoàng Tư: Cai quản thủy cung trong tứ phủ và không có đền thờ vì Ngài không giáng trần. Tuy nhiên cũng có truyền thuyết lại cho rằng Ngài có giáng trần và hiện thân của Ngài là tướng quân Nguyễn Hữu Cầu.
Ông hoàng Năm không có đền thờ và cũng không có ghi chép gì về thần tích song cũng có người cho rằng Ngài có giáng trần với hiện thân là tướng quân Hoàng Công Chất.
Ông Hoàng Sáu: Cũng giống như các ông hoàng Tư, hoàng Năm, Ngài không giáng trần nên cũng không có đền thờ chính và cũng không có thần tích
Ông Hoàng Bảy hay còn được gọi là ông hoàng Bảy Bảo Hà là vị thánh hoàng thuộc nhạc phủ. Trên điện thờ, Ngài thường ngự áo màu tím chàm hoặc lam. Tương truyền, ông có tên húy là Nguyễn Hoàng Bảy vốn là vị quan dưới thời vua Lê với nhiệm vụ trấn giữ vùng Lào Cai, Yên Bái. Vời tài thao lược và sự dũng cảm của mình, ông đã giúp dân dẹp giặc đồng thời hộ quốc, an dân và cũng vì dân mà mất. Đặc biệt sau khi mất Ngài còn hiển linh phù giúp nhân dân, đất nước nên được các triều đình phong kiến ban sắc phong Thượng đẳng thần với danh hiệu thần vệ quốc, trấn an hiển liệt.
Ông Hoàng Bát vốn là danh tướng Nùng Trí Cao quê ở Quảng Nguyên (Cao Bằng ngày nay). Ông được triều đình phong kiến sắc phong thượng đẳng đai vương và được nhân dân lập đền thờ tự để ghi nhớ công ơn vì đã có công đánh giặc Tống xâm lược. Trong thần điện cũng như nghi lễ hầu đồng, ông hoàng Bát ngự áo màu vàng và rất ít giáng đồng.
Ông Hoàng Chín hay còn gọi là ông Chín Cờn Môn. Đền thờ chính của ông hiện ở đền Cờn thuộc xã Quỳnh Phương - Quỳnh Lưu - Nghệ An. Trong nghi lễ hẫu đồng của Tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ, Ngài thường ngự áo the khăn xếp màu đen hoặc the hồng khăn xếp đỏ.
Ông Hoàng Mười là vị thánh hoàng nổi danh tài hoa văn võ song toàn. Tương truyền ông quê ở Nghệ An và có nhiều công lao với nhân dân, đất nước. Ông cũng là vị thánh hiển linh được nhân dân thờ phụng, hầu đồng nhiều nhất trong thập vị ông hoàng với mong muốn cầu tài lộc, công danh, khoa cử.
Tượng tứ phủ quan hoàng trong điện thờ cúng
Tương thờ tứ phủ quan hoàng cũng chính là các ông Hoàng trong đạo Mẫu mà dân gian hay gọi là thập vị ông hoàng thường tọa dưới hàng chầu Bà và ngũ vị tôn quan trên bàn thờ tứ phủ.
Ở hàng tứ phủ thánh hoàng trong hệ thống thần điện của tín ngưỡng thờ Mẫu ta thường thấy có đại diện tiêu biểu là ông hoàng Bơ, hoàng Bảy và hoàng Mười (được gọi theo tên theo thứ tự). Các ông hoàng này có nhiệm vụ ban tài, ban công, tiếp lộc và phù trợ việc học hành – thi cử cho nhân dân hoặc cũng có khi chấm lính, bắt đồng và cả ứng đồng xem bói.
Trong điện thờ cúng, các tượng tứ phủ quan hoàng thường được thờ ở ban riêng hoặc ban công đồng trong trang phục nhiều màu sắc khác nhau và mỗi màu tượng trưng cho từng phủ. Các Ông Hoàng thường được gọi tên theo thứ tự từ Ông Hoàng Cả đến Ông Hoàng Mười. Trong đó, ông Hoàng Bơ (Ba), hoàng Bảy và Hoàng Mười được nhắc đến và thờ phụng nhiều hơn cả.
Quý khách hàng có băn khoăn thắc mắc cần được hỗ trợ tư vấn và giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp tốt nhất. Mọi thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ:
Đồ thờ Đăng Năng
Hotline : 096 329 0829
Địa chỉ : Thôn Chiêu, Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
Nghệ nhân : Nguyễn Đăng Năng.