So sánh sản phẩm

TIỆC QUAN HOÀNG BƠ VÀO NGÀY NÀO

TIỆC QUAN HOÀNG BƠ VÀO NGÀY NÀO

Quan Hoàng Bơ (hay Quan Hoàng Bơ Thoải) là con trai thứ ba của vua cha Bát Hải Động Đình. Ông thường ngự dưới Thoải Cung, trông coi Đền Vàng Thủy Phủ.

Lưu truyền rằng, ông thường hiện lên thành vị Hoàng Tử có dung mạo hơn người, cưỡi cá chép vàng biến trên mặt nước. Đôi khi, ông cũng biến hiện để ngao du thiên hạ, cùng các bạn tiên uống rượu, đánh cờ,… hưởng các thú vui của bậc cao nhân.

Có điển tích nói rằng, Quan Hoàng Bơ là người em trai thân cận bên Quan Lớn Đệ Tam, khi thanh nhàn các ông thường ngự thuyền rồng, cùng dạo chơi khắp chốn, nhưng thấy cảnh dân chúng còn lầm than, vua cha sai ông lên khâm sai cõi trần, mở hội Phúc Duyên, giáng phúc cho dân buôn bán làm ăn thuận buồm xuôi gió, người học hành đỗ đạt, xã hội bình an yên ấm.

Quan Hoàng Bơ Thoải là ai, được thờ ở đâu?
Ông Hoàng Bơ Thoải
Sự tích Quan Hoàng Bơ
Có nhiều dị bản liên quan tới sự tích Quan Hoàng Bơ. Một trong số đó kể rằng, ông là thái tử con vua Nam Tống, mang tên húy là Tống Khắc Bính. Sau khi bị nhà Bắc Tống đánh bại, Ngài đã dong thuyền ra biển Đông sau đó thác hóa tại đây. Di quan Ngài trôi đến cửa Cờn tại Quỳnh Lưu, Nghệ An và được ông Hoàng Chín lúc bấy giờ đang tu ở đó vớt lên chôn cất. Sau khi ông Hoàng Chín quy hóa, nhân dân đã phối hương linh vị Ông Hoàng Bơ, ông Hoàng Chín và Tứ Vị Vua Bà thờ tại đền. Tuy nhiên, điển tích này cần được xem xét do ngày nay, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm Năng Con người xác định đền Cờn là nơi thờ ông Hoàng Chín chứ không phải là thờ Ông Hoàng Bơ

Một dị bản khác ghi chép rằng, Thài Bà nằm mơ thấy một người con gái mặc xiêm y trắng, tay ôm một đứa bé trai tuấn tú, kháu khỉnh. Nàng nói vì cảm tạ tấm lòng từ bi công đức của Bà, sẽ cho Hoàng tử Long cung sẽ đầu thai làm con để báo hiếu và lập công cho đất nước. Quả đúng như vậy, sau đó Thái Bà sinh hạ một bé trai khôi ngô nhanh nhẹn, mặt sáng tinh anh, bèn đặt tên là Trần Minh Đức. Giống như lời chiêm bao khi xưa, cậu bé tám tháng đã biết nói, chín tháng biết đi, năm tuổi đã đọc thông sách vở.

Năm hăm hai tuổi, Minh Đức Đã ngày đêm nghiên cứu Phật Pháp tại thảo am, không màng hôn nhân phu phụ. Sau khi cha mẹ về tiên, thì ông cũng đi đâu không ai hay biết. Ngôi đền và thảo am cũng dần nhang lạnh khói tàn. Rồi một đêm, dân làng ai ai cũng đều mơ thấy có một vị hoàng tử khôi ngô tuấn tú, đầu đội kim khôi, mình mặc áo trắng lưng giắt kiếm bạc, cưỡi trên đôi bạch xà. Người báo mộng rằng mình là Hoàng Tử Long Cung, giáng sinh xuống trần làm con Thái Ông Thái Bà nay đã hết hạn phải về Thủy Cung. Hoàng Tử nói khi dân gặp nạn ắt sẽ đến cứu, về sau cũng sẽ âm phù cho dân sống ấm no, không quên dạy dân thờ phụng Thánh Mẫu Thủy Tinh cho nghiêm cẩn. Sáng dậy, ai cũng thuật lại cho nhau giấc mơ y hệt, bèn cung kính lập thêm long ngai bài vị Minh Đức Hoàng Bơ Thoải tại đền Thánh Mẫu. Sau này, khi đê Ngự Hàm vị bỡ, dân chúng trở tay không kịp bèn lập đàn cầu đảo. Hoàng Tử Long Cung đã hóa thành ông Bạch mãng xà xuất hiện hàn long. Sau khi đê được hàn xong thì Bạch xà cũng biến mất lúc nào không hay. Dân làng đều biết là Minh Đức hoàng tử cứu giúp bèn về đền lễ tạ, sau xây một ngôi đền ngay chỗ vỡ đê để thờ Thánh Hoàng Ba Thoải, nay thuộc huyện Đông Long, tỉnh Thái Bình.

Đền thờ Quan Hoàng Bơ ở đâu ?
Có 3 nơi thờ Ông Hoàng Bơ chính đó là: Đền Quan Hoàng Ba – Phong Mục, Hà Trung, Thanh Hóa; Đền Hưng Long tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình là hai nơi có thần tích. Một ngôi đền nữa thờ Quan Hoàng Bơ đó là đền Vạn Ngang – Đồ Sơn – Hải Phòng nơi ghi nhận sự hiển linh của Ngài. Ngoài ra, Đền Cờn (nay là đền Quan Hoàng Chín) trước đây có người cho là đền chính của Ngài.

Quan Hoàng Bơ được hầu hết phối thờ trong các đền trong cung Tứ Phủ Quan Hoàng hay ban thờ riêng. Trong cung Tứ phủ Thánh Hoàng, Quan Hoàng Bơ thường phối thờ với Quan Hoàng BảyQuan Hoàng Mười.

Quan Hoàng Bơ mặc áo màu gì?
Ông Bơ là một trong ba vị Ông Hoàng hay về ngự nhất. Khi giá ngự đồng, ông mặc áo trắng (có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), thắt đai vàng, đầu đội khăn xếp có thắt lét trắng, cài chiếc kim lệch màu trắng bạc. Có khi ông ngự về tấu hương, khai quang rồi một tay cầm mái chèo, một tay cầm quạt thong thả bẻ lái dạo chơi, cũng có khi ông cầm đôi hèo hoa, rong ruổi cưỡi ngựa đi ngao du sơn thủy.

Quan Hoàng Bơ Thoải là ai, được thờ ở đâu?
Chầu Văn Quang Hoàng Bơ
Tiệc Quan Hoàng Bơ vào ngày nào?
Ngày tiệc Quan Hoàng Bơ là ngày 26 tháng 6 Âm lịch hàng năm.

Đi lễ đền Quan Hoàng Bơ cầu gì?
Đa số mọi người khi đi lễ đền Quan Hoàng Bơ đều cầu buôn bán làm ăn thuận lợi gặp nhiều may mắn, người cầu học hành đỗ đạt, thăng quan, tiến chức.
Dưới đây là một số mẫu tượng Ông Hoàng Bơ


>>> xem thêm:
chúa sơn trang , động sơn trang , ngũ hổ