So sánh sản phẩm

Ngũ Hổ

Ngũ hổ là ai ?
Ngũ hổ là một trong những quan binh thuộc Tứ Phủ. Ngũ hổ tướng thường được thờ ở hạ ban ( bên dưới ban thờ thánh Mẫu ). Theo quan niệm dân gian thì quan ngũ hổ là vị chúa cai quản rừng núi, Quan ngũ hổ mang quyền phép diệt trừ tà ma, trấn giữ các phương. Đồng thời quan đóng vai trò như thần linh canh cửa ở các ngôi đền, đêm lại sự cân bằng cho ngũ phương trời đất.
Ngũ hổ gồm những ai ?
                                                                                                  Ngũ hổ

Ngũ hổ Đại Tướng gồm 5 vị với 5 màu sắc khác nhau mang hình hài hổ thần, gồm :
  • Động phương Giáp Ất Mộc Đức Thanh Hổ Thần Quan: Hổ xanh, trấn phương Đông ( Mộc khu )
  • Nam phương Bính Đinh Hỏa Đức Xích Hổ Thần Quan , trấn phương nam ( Hỏa khu)
  • Trung ương Mậu Kỷ Thổ Đưc Hoàng Hổ Thần Quan: Hổ vàng, trấn phưng trung tâm ( địa khu)
  • Tây phương Canh thân Kim Đưc Bạch Hổ Thần Quan: Hổ trắng trân phương Tây ( Kim khu)
  • Bắc phương Nhâm Quý Thủy Đức Bạch Hổ Thần Quan: Hổ đen, trấn phương Bắc ( Thủy khu)
Tục thờ Ngũ Hổ bắt đầu từ đâu ?
Tục thờ hổ hay tín ngưỡng thờ hổ là sự tôn sùng , thần thánh hóa loài hổ cùng với việc thực hành hoạt động thờ phượng, hình tượng con hổ bằng các phương thức khác nhau được phổ biến ở các quốc gia khác nhau Châu Á. Đặc biệt là các quốc gia có hổ sinh sống. Theo quan niệm nhiều nơi ở Châu Á, hổ là loài thú dũng mãnh nhất trong muôn thú, là chúa Sơn Lâm, là Hùm thiêng ngự trị tối cao trong rừng già, ở các nước phương Đông, hổ là một loài vật trong 12 con giáp, tượng trưng cho sức mạnh , nó còn là một tướng thú cai quản trong sức mạnh Tây Phương. Trong quan niệm và tín lý, hổ với biểu hiện phẩm cất của nó là một tập hợp thành các tín lý đa nghĩa, tùy theo từng tín ngưỡng tôn giáo khác nhau nó biểu thị tốt hoặc xấu, thiện hay ác, chính hay tà.
Trong nền văn hóa Á Đông, Hổ là chúa tể các loài thú thay cho Sư Tử. Nó biểu trưng cho vua chúa, sự can đảm và phẫn nộ, hổ được người ta tôn lên vị trí Chúa Tể của núi rừng và coi hổ là con vật linh thiêng. Đối với nhiều nước Châu Á là Châu Lục mà loài hổ phân bố thì hổ còn là biểu tượng của sức mạnh, uy quyền và tâm linh. Tại đây, hổ được coi là có vị trí thống trị trong giới động vật nên nhân dân ở một số nước Phương Đông đã thần thánh hóa loài này với tập tục thờ Hổ hay thờ thần Hổ đã đi sâu vào tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc,cộng đồng, nhất là những chốn rùng núi sâu thẳm thì hổ luôn được thờ phụng.Một số dân tộc khác còn tôn thờ Hổ như thần giám hộ ( như Hàn Quốc, hổ đóng vai trò là thần bảo hộ ) thượng đẳng phúc thần, thần hộ mệnh , môn thần.
Tục thờ ngũ hổ bắt nguồn từ cuộc sống nguyên thủy, khi con người còn sống trong điều kiện săn bắt, hái lượm hoặc giai đoạn đầu của cuộc sống nông nghiệp thì lúc này hổ chính là sức mạnh thiên nhiên vừa gần gũi và là tai họa đối với con người, chính vì vậy mà con người thờ hổ để cầu an. Ở đây, hổ được con người thờ phụng với vị thế là thần khai tổ, thần giám hộ, thần hộ mệnh, thần hộ môn, thần vệ đạo, với tâm thế này, nó được cọi là phúc thần. Nhưng mặt khác, từ nỗi khiếp sợ , nó cũng được tôn thờ như một ác thú bởi sự phá hoại. Hổ hiện thân và đồng nhất với các thế lực tự nhiên, nhất là chốn rùng thiêng nước độc, lam sơn chướng khí, là trở ngại thử thách con người.
Quy tắc thờ ngũ hổ như thế nào?
Cách bài trí ban thờ ngũ hổ
Ban thờ quan Ngũ Hổ luôn được đặt ở dưới ban thờ thánh Mẫu, Người ta sẽ đặt tượng thờ 5 ông ở đây cùng một bát hương thờ cúng. Xung quanh trang trí theo kiểu động Sơn Lâm.
Theo tín ngưỡng thờ Ngũ Hổ của người miền Nam thì tại phần lớn các đình làng Nam Bộ thường có miếu ông hổ riêng, được đặt ở phía bên trái sân đình. Hoặc đôi khi, người ra sẽ đắp một bức bình phong hình nổi trên bức tường tại các cổng đền, chùa hoặc phía trước sân đình, phía trước đặt một bát hương thờ cúng. Tại nhiều nơi, đôi khi người ta sẽ chỉ đặt tượng hay bình phong một vị quan hổ, phổ biến thường là Bạch Hổ và xích Hổ. Tùy thuộc vào tín ngưỡng , quan niệm từng vùng khác biệt, người ta sẽ có những cách bài trí ban thờ ngũ hổ riêng biệt
Mâm lễ đặt quan Ngũ Hổ gồm những gì ?
Cứ vào dịp đầu xuân năm mới hoặc vào mùa lễ hội, khách thaaph phương lại tụ hội về các đền thờ mang theo lễ vật dâng thần thánh cầu một năm mới thuận hòa bình an, êm ấm , vạn sự tốt tươi. Theo đó, con hương cũng thường sắm một mâm lễ vật dâng Quan Ngũ Hổ tỏ lòng thành kính.
Khác với những mẫm lễ dâng các vị thánh khác, mâm lễ Ngũ Hổ tướng cần có thêm thức lễ như một túi muối, gạo, 5 quả trứng sống…
Ngoài những lễ vật này, nhiều con hương, đệ tử thành tâm thường muốn dâng tiến một lễ vật đẹp, sang, mang ý nghĩa tốt đẹp để có thể bày trên ban thờ thánh trong thời gian dài. Oản Tài Lộc chính là thức lễ phù hợp nhất. Oản được thiết kế tỉ mỉ đẹp sang, mang ý nghĩa tài lộc tốt lành lại có thể để được tới 6 tháng không bị hỏng mốc, cực kì thích hợp bày trên ban thờ thánh.
Ý nghĩa của việc thờ Ngũ Hổ trong điện thờ đạo Mẫu Việt Nam
Tín ngưỡng thờ mẫu tam, tứ phủ là tín ngưỡng bản địa đặc sắc của người Việt, không chỉ hướng niềm tin của con người vào thế giới sau khi chết , mà còn hướng đến thế giới hiện tại, sức khỏe, tiền tài, quan lộc thông qua việc cầu khẩn đấng vô hình. Mỗi vị thánh trong tứ phủ đều có những vai trò, nhiệm vụ riêng với mục đích giữ gìn đạo hạnh, cứu độ chúng sinh. Tính uy nghiêm, linh thiêng của các vị thần, thánh trong điện mẫu đã thu hút được hàng ngàn, hàng trăm du khách thập phương, các con nhang đệ tử đến với cửa điện, để cầu xin tài lộc, che chở, bình an.
Có thể nói, việc thờ thần Ngũ Hổ không phát triển độc lập mà tồn tại song hành cùng với các tôn giáo, tín ngưỡng khác, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu. Sự hiện diện của ngài trong điện Mẫu đã khẳng định uy quyền, sức mạnh của các vị thần tự nhiên trong hệ thống bách thần của người Việt.  Ngũ hổ đã đi vào tâm thức dân gian với sự cung kính, tôn sùng bởi quyền năng trừ tà, ban phát tài lộc, công danh cho mọi người .
Một số mẫu : chúa sơn trang , động sơn trang
Địa chỉ uy tín cung cấp Ngũ Hổ đẹp
Xưởng sản xuất đồ thờ Đăng Năng, khẳng định uy tín, chất lượng đi kèm theo với thời gian là không thể thiếu. Chúng tôi đã duy trì ngành nghề này rất lâu. Đồ thờ Đăng Năng không chỉ tạo ra những sản phẩm mà chúng tôi còn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đi cùng với thời gian để khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường trong nước và trên thế giới.
Quý khách có băn khoăn gì về kích thước sản phẩm  Ngũ Hổ hay đặt sản phẩm  Ngũ Hổ mời liên hệ với đồ thờ Đăng Năng để được tư vấn chu đáo theo địa chỉ sau:
Đồ Thờ Đăng Năng
Hotline : 096 329 0829
Địa chỉ : Thôn Chiêu, Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
Nghệ nhân : Nguyễn Đăng Năng






Xem thêm: động sơn trang , chúa sơn trang