So sánh sản phẩm

Những điều lưu ý khi lập không gian thờ tượng tứ phủ

Những điều lưu ý khi lập không gian thờ tượng tứ phủ

“Điện” là nơi dành cho vua chúa, thần, Phật ngự và là nơi thờ Thánh Mẫu, công đồng Tam Tứ phủ, Trần Triều và các vị nổi tiếng khác trong tín ngưỡng không gian thờ tam phủ, tứ phủ. Điện thờ có quy mô lớn hơn miếu nhưng nhỏ hơn đền và phủ.

Tin tức liên quan:
 

Cấu trúc ban thờ điện tam phủ tứ phủ


Thường bên trong điện thờ Tam Tứ phủ có 3 ban chính: Ở giữa là ban Tam Tứ phủ công đồng, bên phải của người làm lễ là ban Trần Triều, bên trái là ban Sơn Trang.
 

Tại ban công đồng, tượng thờ thường được đặt theo cấu trúc bao gồm các lớp như sau:
  • Lớp thứ 1: Tượng quan thế âm bồ tát hoặc tượng thiên thủ thiên nhãn (phật nghìn tay nghìn mắt).
  • Lớp thứ 2: Tượng Ngọc Hoàng thượng đế, hai bên đặt quan Nam Tào, Bắc Đẩu.
  • Lớp thứ 3: Tượng Tam tòa Thánh Mẫu.
  • Lớp thứ 4: Tượng Ngũ vị Tôn ông.
  • Lớp thứ 5: Tượng tứ phủ chầu bà.
  • Lớp thứ 6: Tượng tứ phủ ông Hoàng (ông Hoàng Bơ, ông Hoàng Bày, ông Hoàng Mười).
  • Lớp thứ 7: Tượng tứ phủ thánh cô.
  • Lớp thứ 8: Dưới gầm ban Công đồng thờ ngũ hổ, Quan bạch, quan xà (quan Bạch Xà có nơi vắt ngang trên điện).
Ngoài ra, hai bên công đồng đặt thêm tượng hai cậu bé ở phía dưới. Phía ngoài điện thờ có 1 lầu Cô, 1 lầu Cậu, đôi khi lầu cô, lậu cậu được đặt hai bên cửa phía trong điện thờ. Ngoài sân điện là ban thờ Mẫu Thượng Thiên.

 

Với những điện thờ có tôn trí Thánh tượng thì sẽ bày trí như sau:

Ban Công Đồng:
  • Lớp thứ nhất: Là tượng Đấng Tối Cao Liễu Hạnh công chúa.
  • Lớp thứ hai: Tam giới thiên chúa và hai quan hầu hạ đôi bên.
  • Lớp thứ ba: Tam Tòa Thánh Mẫu.
  • Lớp thứ tư: Ngũ vị Tôn ông.
  • Lớp thứ năm: Tứ phủ Chầu bà (thường thờ 4 chầu: Chầu Nhất, Nhị, Tam, Tứ) có khi thêm chầu Lục và Chầu Bé.
  • Lớp thứ sáu: Hội đồng Quan Hoàng (thường 3 ông Bơ, Bẩy, Mười có khi 4 là thêm ông Cả).
  • Lớp thứ bảy: Hội đồng Cô Cậu.
  • Dưới gầm ban Công đồng là Hạ ban.

Ngoài ra ở sân của điện thờ có thờ thêm Mẫu Cửu Trùng Thiên.

Ban Sơn Trang và Ban Trần triều ở bên trái và phải của Ban Công Đồng.

Ngoài sân Điện phối thêm thờ Cửu Trùng Thanh Vân Thánh Mẫu với hình thức một cây hương không có mái và không có Thánh tượng và chỉ thờ lô nhang. Với những điện thờ không tôn trí Thánh tượng thì tổng thể sẽ có 7 lô hương trong đó 3 lô hương ở Ban Công Đồng:

Lô hương thứ nhất cao nhất thờ Mẫu Tối Cao trong linh vị ghi “Phụng thỉnh đấng Tối cao bậc Vô thượng Hoàng Thiên Quốc Mẫu Ngọc cung nương Dung Liễu Hạnh Công chúa Cửu trùng tọa hạ”

Lô hương thứ hai thờ Tam Tòa Thánh Mẫu trong linh vị ghi “Phụng thỉnh Thiên Tiên Nhạc Tiên Thủy Tiên Tam tòa Thánh Mẫu cung quyết hạ”

Lô hương thứ 3 thờ Công đồng Tiên Thánh trong linh vị ghi “Phụng thỉnh Tứ phủ Công đồng Hội đồng Các giá Ngọc bệ hạ”

Lô hương Trần triều Sơn trang lần lượt ở bên phải và trái của Ban Công Đồng, linh vị lần lượt là “Phụng thỉnh Trần Triều Hiển Thánh chư vị Thánh đức ngọc điện hạ” “Phụng thỉnh Nhạc phủ triều Mường Sơn tinh Lê Mại Đại vương sơn nữ sơn gia thánh chúng Thanh cung hạ”

Lô hương thờ Mẫu Cửu trùng ở ngoài trời với linh vị “Phụng thỉnh Thiên tiên Cửu trùng Thiên Thanh vân Công chúa cung quyết hạ”

Điện thờ tại gia được phép hầu vì chỉ có một cung duy nhất.

Điện thờ tại gia sẽ thờ vị Thánh bản mệnh của Đồng đền làm trưởng thượng, hằng năm phải theo lễ tiết kị đản của vị Thánh Bản mệnh đó.

Để được tư vấn, thiết kế vào xây dựng ban thờ điện vui lòng liên hệ với Đồ thờ Đăng Năng để được ban thờ điện đẹp nhất. Nếu bạn có băn khoăn thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp tốt nhất. Mọi thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ:

Đồ thờ Đăng Năng
Hotline : 096 329 0829
Địa chỉ : Thôn Chiêu, Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
Nghệ nhân : Nguyễn Đăng Năng.