So sánh sản phẩm
TAM TÒA THÁNH MẪU

TAM TÒA THÁNH MẪU

Tình trạng:

Liên hệ: 096 329 0829

Văn hóa Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú, sự phong phú diễn ra ở các vùng miền thờ cúng. Mỗi một vùng miền đều có đền thờ, chùa, miếu để tỏ lòng  thành kính với bề trên. Các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về tín ngưỡng, thân thế, sự nghiệp, việc thờ cúng các vị Tứ Phủ mời các bạn xem bài viết dưới đây. Để xem đầy đủ nội dung các bạn  nhấp chuột vào chữ link dòng 
Xem thêm: Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu, đồ thờ Tam Tòa Thánh Mẫu
. Sau khi xem bài vui lòng chia sẻ lên facebook để thông tin được đến với nhiều người. Xin cảm ơn các  bạn đã truy cập vào website, chúc các bạn sức khỏe, tràn đầy năng lượng, hạnh phúc.


 

Ở hầu hết các đền, điện, phủ của tín ngưỡng Mẫu Tam- Tứ phủ, ta thường thấy có tôn tượng của  Tam Tòa Thánh Mẫu, 3 sắc khác nhau tượng trưng cho miền Trời( Thiên phủ), miền Rừng ( Nhạc phủ), miền Nước ( Thoải phủ) với áo sắc đỏ, xanh, trắng.
Vậy Tam Tòa Thánh Mẫu là ai? Sự tích Tam Tòa Thánh Mẫu? 
Tam Tòa Thánh Mẫu trên ban thờ gồm 3 ngôi của 3 vị Thánh Mẫu khác nhau: Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhị Thượng Ngàn và Đệ Tam Thoải Phủ
Xem thêm: Tam Tòa Thánh Mẫu gồm những ai, sự tích Tam Tòa Thánh Mẫu, đồ thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, sự tích từng vị Tam Tòa Thánh Mẫu
1. Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên
Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên chính là Mẫu Liễu Hạnh, bà là con của vua Ngọc Hoàng tên là Đệ Nhị Quỳnh Hoa, công chúa 3 lần giáng sinh xuống cõi trần

Vậy trong 3 lần giáng trần này bà giáng trần xuống như thế nào mời quý vị  cùng tham khảo

Lần 1: Lần 1 bà giáng vào nhà họ Phạm ở Quảng Nạp, Vi Nhuế, Ý Yên Nam Định, bà có tên là Phạm Thiên Nga, hưởng thọ 40 tuổi

Lần 2: Bà giáng vào nhà họ Lê ở An Thái, Vụ Bản, Nam Định, Bà kết duyên cùng Trần Đào Lang đến 21 tuổi bà về trời
Lần 3: Bà giáng hiện tại Nga Sơn, Thanh Hóa hạ trần để tái hợp cùng Mai  Sinh là hậu kiếp của Trần Đào Lang được hơn một năm thì mãn hạn hồi tiên
2. Mẫu Đệ  Nhị Thượng Ngàn
Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn có tên gọi là gì? chức vị gì trong  ba vị Tam Tòa Thánh Mẫu?
Gọi là Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn trong Tam Tòa Thánh Mẫu vì là Mẫu đứng thứ 2 trong Tam Tòa Thánh Mẫu
   Mẫu có nhiều tên gọi như: Diệu Tín Thiền Sư, Lê Mại Đại Vương, Đông Cuông Công Chúa, Lâm Cung Thánh Mẫu, Mẫu Đệ Nhị Nhạc Phủ, Sơn Tinh Công Chúa.

 Mẫu  Thượng Ngàn chủ yếu được thờ ở vùng núi, có thể nói đâu đó có rừng núi c mẫu Thượng Ngàn. Có ba nơi thờ chính là Bắc Lệ( Lạng Sơn), Suối Mỡ( Bắc Giang), và Đông Cuông
    

Thần tích Mẫu Thượng Ngàn tại đền Suối Mỡ

       Mẫu Thượng Ngàn được thờ ở Suối Mỡ là Mỵ Nương Quế Hoa công chúa, con của Vua Hùng Định Vương và hoàng hậu An Nương.Theo sự tích khi sinh bà ra, Hoàng Hậu đau quá phải vịn vào cành quế mới sinh hạ được bà nên Vua Hùng Vương mới đặt tên cho bà là Quế Hoa công chúa. Lớn lên, Quế Hoa luôn nhớ thương mẹ nên đã đi vào rừng sâu để tìm dấu vết người mẹ hiền. Nàng được tiên ông ban cho phép thuật nên đã cùng 12 thị nữ ra sức tu tiên luyện đạo, cứu giúp dân lành. Khi nhân dân các bản mường đã có cuộc sống no ấm, Mỵ Nương Quế Hoa cùng 12 thị nữ bay về trời trên đám mây ngũ sắc.
      Tại khu du lịch tâm linh Suối Mỡ có 3 ngôi đền đều là nơi thờ của Quế Hoa Công Chúa: Đền Hạ - còn gọi là đền Công Đồng Suối Mỡ, đền Trung và đền Thượng

        Thần tích Mẫu Thượng Ngàn ở đền Bắc Lệ

         Ở đền Bắc Lệ lại lưu truyền câu chuyện Mẫu Thượng ngàn là công chúa La Bình. La Bình Công chúa là con gái của Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) và Mỵ Nương. Tức La Bình là cháu ngoại của Vua Hùng. Lúc còn nhỏ, La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng để dậy dân săn bắn, chăn nuôi, trồng cây, cấy lúa, làm nhà, làm thuốc chữa bệnh... Đó luôn luôn được theo cha như thế nên La Bình cũng học hỏi được rất nhiều điều. Vốn thông minh sáng dạ, lại chăm chỉ thực hành nên việc gì La Bình cũng biết, cũng giỏi. Những khi Sơn Tinh bận việc hay không thể đi khắp những nơi mà dân chúng cần đến thì La Bình thường được cha cho đi thay. Những lần như thế, La Bình luôn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong mọi công việc. Các sơn thần, tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, coi nàng là người đại diện xứng đáng của Sơn Thánh.
     Khi Tản Viên và Mỵ Nương, theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế trở về trời thành hai vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là Công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi trập trùng của nước Nam.

      Thần tích Mẫu Thượng Ngàn ở đền Đông Cuông

      Theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục” thì ngôi đền Mẫu Đông Cuông ngày nay, trước đây thờ Đông Quang công chúa nổi tiếng anh linh. Đông Quang Công chúa là Lê Thị Kiểm. Bà là vợ của ông Hà Văn Thiên, người Tày Đông Cuông được triều đình giao cho cai quản Đông Cuông. Như vậy, Mẫu Thượng Ngàn nơi đây đã được hình tượng hóa bởi một nhân vật có thật trong lịch sử đó là Đông Quang Công Chúa. Nơi đây, bà Lê Thị Kiểm được hóa thân vào Mẫu Thượng Ngàn. Trong niềm tin tâm linh của những con nhanh đệ tử đạo Mẫu thì đền Đông Cuông có vị trí vô cùng quan trọng, được coi là nơi ngự chính và nơi giáng sinh của Mẫu Thượng ngàn.
      Đền Đông Cuông còn có tên là Đền Thần Vệ quốc theo sắc phong của triều đình Nguyễn.  Cũng tại nơi đây, vua Lê Thái Tổ đã phong Bà là Lê Mại Đại Vương, sau khi Bà đã phù cho vua Lê đánh giặc.
    Như vậy, nếu Mẫu Thượng Ngàn ở Bắc Lệ (Lạng Sơn) là công chúa Quế Hoa, ở Suối Mỡ (Bắc Giang) là Công Chúa La Bình thì ở Đông Cuông, Mẫu Thượng ngàn là Lâm Cung Thánh Mâu  vừa là bậc tôi tú anh linh, quyền cao tối thượng vừa gần gũi, bình dị trong hình hài một người vợ, người mẹ trần thế có lai lịch, gốc tích rõ ràng. 

 3. Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ

     Đệ Tam còn gọi là Mẫu Thoải. Chữ Thoải là đọc chệch của chữ Thủy. Mẫu Thoải tức là Mẫu Thủy hay còn gọi là Thủy Cung Thánh Mẫu. Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn đã ra đời từ rất lâu trước cả Mẫu Liễu Hạnh. Trong Tam Tòa Thánh mẫu, Mẫu Thoải đứng thứ ba.
     Mẫu Thoải cùng như Mẫu Thượng Ngàn có nhiều thần tích khá khác nhau, không được thống nhất như Mẫu Liễu Hạnh. 
Các đền thờ chính: Đền Thượng Tuyên Quang; Đền Hạ Tuyên QuangĐền Ỷ La Tuyên Quang được coi là nơi phát tích của Mẫu Thoải; Đền Dầm , Đền Xâm Thị- Thường Tín, Hà Nội gắn với thánh tích Mẫu Thoải linh phù cho vua Trần Nhân Tông đánh giặc Nguyên. Đền Mẫu Thác Hàn Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa gắn với thánh tích Mẫu Thoải linh phù cho vua Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh. Đền Mẫu Thoải Lạng Sơn gắn với các thánh tích Mẫu Thoải giúp các triều đại chống quân phương bắc xâm lược.
Như vậy trên đây Đồ Thờ Năng Năng đã giới thiệu cho quý bạn đọc về Tam Tòa Thánh Mẫu, quý vị  muốn mua đồ thờ Tam Tòa Thánh Mẫu xin mời tham khảo thêm các sản phẩm trong website của chúng tôi, chúng tôi chuyên nhận khắc tượng Tam Tòa Thánh Mẫu theo kích thước, quý vị có thể gọi điện trực tiếp chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể về sản phẩm. Rất mong được hợp tác với quý khách hàng.
Đồ thờ Đăng Năng cung cấp các loại đồ thờ cúng tốt nhất thị trường: Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Ông, Hoàng Bơ, Hoàng 7, Hoàng 10, Động Sơn Trang, Ngũ Hổ

Liên hệ để được tư vấn: 096 329 0829
Nghệ Nhân: Nguyễn Đăng Năng
 
Vui lòng liên hệ chủ website.
Văn hóa Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú, sự phong phú diễn ra ở các vùng miền thờ cúng. Mỗi một vùng miền đều có đền thờ, chùa, miếu để tỏ lòng  thành kính với bề trên. Các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về tín ngưỡng, thân thế, sự nghiệp, việc thờ cúng các vị Tứ Phủ mời các bạn xem bài viết dưới đây. Để xem đầy đủ nội dung các bạn  nhấp chuột vào chữ link dòng 
Xem thêm: Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu, đồ thờ Tam Tòa Thánh Mẫu
. Sau khi xem bài vui lòng chia sẻ lên facebook để thông tin được đến với nhiều người. Xin cảm ơn các  bạn đã truy cập vào website, chúc các bạn sức khỏe, tràn đầy năng lượng, hạnh phúc.