So sánh sản phẩm

Tại sao người Việt Nam lại thờ tượng mẫu?

Tại sao người Việt Nam lại thờ tượng mẫu?

Tục thờ Mẫu đã rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Khi đến đình, chùa, đền, mọi người sẽ bắt gặp rất nhiều tượng Mẫu được thờ cúng. Nhưng để hiểu rõ, sâu xa về tục thờ Mẫu thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về phong tục này.

Tìm hiểu về tục thờ Mẫu trong tín ngưỡng của người dân Việt

Tục thờ Mẫu vốn có từ rất lâu đời ở Việt Nam. Phong tục này được lưu truyền và giữ gìn đến tận ngày nay. Tục thờ Mẫu xuất phát từ việc thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn đối với người mẹ trong gia đình. Đó là những con người biết hy sinh, nhẫn nhịn vì hạnh phúc, sự ấm no của gia đình.

Tín ngưỡng này không chỉ là sự biết ơn đối với những người mẹ mà còn là niềm tin mãnh liệt của người dân Việt đối với sự chở che, bảo vệ đem lại cuộc sống bình yên, mưa thuận gió hòa, may mắn, hạnh phúc trong gia đình…

Bên cạnh đó, thờ Mẫu còn là sự tưởng nhớ đến những Hoàng hậu, Công chúa, những ngời phụ nữ đã cố công xây dựng đất nước, khi mất về phù hộ cho dân an, vạn vật phát triển.

Trải qua chiều dài lịch sử lâu đời ở nước ta, tín ngưỡng thờ Mẫu đã phát triển có Tam Phủ, Tứ Phủ.
Mẫu Thượng Thiên thường được đặt ở giữa trong điện thờ mặc áo đỏ hoặc hồng.  Có vai trò cai quản miền trời và làm chủ mây mưa, sấm chớp. Mẫu Thượng Ngàn thì có vai trò cai quản miền rừng núi, cây cối. Ở trong điện thờ cúng, mẫu thượng ngàn thường đặt ở phía bên trái Mẫu Thượng Thiên và mặc áo màu xanh. Mẫu Thoải thì thực hiện việc cai quản miền sông nước và được đặt ở phía bên phải của mẫu Thượng Thiên.

 

Thờ tượng Mẫu

Tìm hiểu về tượng Mẫu

Để thể hiện lòng thành kính của mình, từ lâu đời người dân Việt đã sử dụng Tượng Mẫu trong thờ cúng. Tượng mẫu được đặt ở hầu hết các đền, chùa, đình. Sẽ không quá khó khăn đẻ bắt gặp những vật thờ linh thiêng này.

Tượng mẫu phác họa lại một cách cơ bản nhất hình ảnh của người mẹ và sẽ có những cách trang trí phù hợp với từng vai trò. Bạn có thể dễ dàng nhận diện được tượng mẫu nhờ vào các trang trí. Chẳng hạn như, mẫu Thượng Thiên mặc áo hồng, mẫu Thượng Ngàn mặc áo xanh, còn mẫu Thoải mặc áo trắng.
Ngày nay, Tượng Mẫu được làm từ nhiều nguồn vật liệu khác nhau, như đa tự nhiên, gỗ, … Tùy thuộc vào môi trường và vị trí đặt mà người ta sẽ lựa chọn chất liệu phù hợp.

Tuy nhiên, tượng mẫu được làm từ gỗ, đặc biệt là gỗ mít hay gỗ gụ luôn được ưa chuộng nhất.
Kích thước của tượng Mẫu cũng rất phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, hay chính không gian đặt tượng.

Tại đồ thờ Đăng Năng, Tượng mẫu luôn được thiết kế tinh xảo, cẩn thận từng chi tiết dưới bàn tay sáng tạo, khéo léo của nghệ nhân. Dù hiện nay có rất nhiều tư tưởng văn hóa mới xâm nhập vào Việt Nam có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của tượng Mẫu. Nhưng ở đồ thờ Đăng Năng, việc sáng tạo và làm tượng vẫn luôn luôn giữ gìn những nét truyền thống vốn có của dân tộc.

Trên đây là một số thông tin về phong tục thờ tượng Mẫu mà chúng tôi chia sẻ. Nếu có đóng góp ý kiến, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để bài viết được hoàn thiện hơn:
Đồ thờ Đăng Năng
Hotline : 096 329 0829
Địa chỉ : Thôn Chiêu, Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
Nghệ nhân : Nguyễn Đăng Năng